Nguyên nhân của ung thư bàng quang và cách phòng ngừa ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…). Tính chung cho tất cả các loại ung thư, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 (nam giới, sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng) và đứng hàng thứ 7 (nữ giới). Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Ung thư đại tràng thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới

Tại Việt Nam ung thư bàng quang hay gặp ở lứa tuổi 40 – 70 (78%) với tỷ lệ nam/nữ là 6/1; khi được điều trị kịp thời ở giai đoạn u nông trên bề mặt lớp niêm mạc bàng quang, tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 51 – 79%, tuy nhiên đối với giai đoạn ung thư bàng quang đã ăn sâu vào lớp cơ thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn từ 25 – 47%.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư bàng quang nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Độ tuổi

Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi. Giới tính: ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Do di truyền, tiền sử gia đình

Những người có các thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có nguy cơ gia tăng bệnh. Một số do di truyền của hội chứng gen làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang như: đột biến gen các nguyên bào võng mạc gen có thể gây ra ung thư mắt ở trẻ sơ sinh và cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Những người mắc các bệnh về ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến giáp cũng có khả năng cao bị ung thư bàng quang.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bởi những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá.

Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang. Thuốc lá gây ra khoảng một nửa các trương hợp của bệnh ung thư bàng quang ở cả nam và nữ. Tỷ lệ người hút thuốc mắc ung thư bàng quang cao hơn những người khác.

Khi người hút thuốc hít vào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Hút thuốc lá gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe

Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại

Một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Một số hóa chất công nghiệp có liên quan đến ung thư bàng quang. Hóa chất như amin, benzidin và beta-naphthylamine mà đôi khi được sử dụng trong các ngành công nghiệm nhuộm, có thể gây ra ung thư bàng quang.

Người lao động trong các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất hữu cơ nào đó cũng có thể có có nguy cơ bị ung thư bàng quang nếu tiếp xúc với những chất đọc hại mà không có công cụ bảo vệ.

Các ngành công nghiệp như các nhà sản xuất cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn cũng có nguy cơ cao mắt ung thư bàng quang nếu không được bảo vệ an toàn.

Khói thuốc lá tại nơi làm việc có thể cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người làm việc trong môi trường có người hút thuốc lá có nguy cơ đặc biệt cao phát triển ung thư bàng quang. Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài …cũng có thể mắc ung thư bàng quang.

Viêm bàng quang mãn tính và nhiễm trùng

Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận và bàng quang, ống thông bàng quang để lại tại chỗ trong một thời gian dài và các nguyên nhân khác gây kích thích bàng quang mãn tính (đang diễn ra) có liên quan đến ung thư bàng quang (đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy của bàng quang). Nhưng nó không rõ liệu họ có thực sự gây ung thư bàng quang hay không.

Viêm bàng quang mãn tính

Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần lưu ý:

Nói không với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.

Cẩn trọng khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

Ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ.

Uống nhiều nước cho cơ thể

Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày ( khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi  nước có thể loại bỏ bất kỳ các – tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thương xuyên

Để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, mệt mỏi, chán ăn, đau tức bụng….. thì bạn nhất định không nên bỏ qua và phải đến thăm khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !