Các tác dụng phụ của xạ trị

Xạ trị điều trị hiệu quả cho nhiều loại ung thư. Nhưng giống như các phương pháp điều trị khác, nó thường gây ra tác dụng phụ hay tác dụng ngoài ý muốn. Mỗi người có thể gặp các tác dụng phụ của xạ trị khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí khối u, liều xạ trị và sức khỏe tổng trạng.

1. Tác dụng phụ sớm (trong và ngay sau khi xạ trị)

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Buồn nôn và thỉnh thoảng nôn có thể xảy ra với phương pháp xạ trị này nhưng thường có thể được kiểm soát tốt bằng các viên thuốc chống nôn. Một số bệnh nhân cảm thấy buồn nôn trong vài giờ sau mỗi lần điều trị. Bạn có thể thấy rằng việc điều trị khi bụng đói và tránh thức ăn trong 1 – 2 giờ sau đó có thể giúp giảm buồn nôn.

Các mẹo khác có thể giúp giảm buồn nôn và nôn bao gồm:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Ăn uống chậm.
  • Tránh thực phẩm chiên, cay hoặc béo.

Uống nước mát giữa các bữa ăn để tránh mất nước.

Buồn nôn và thỉnh thoảng nôn có thể xảy ra với phương pháp xạ trị

Rụng tóc

Đây là một hiện tượng giải thích cho việc xạ trị vừa tiêu diệt các tế bào gây ung thư đồng thời tiêu diệt đi một phần tế bào lành tính trong cơ thể. Hiện tượng rụng tóc sẽ diễn ra dần dần từ 2 đến 3 tuần sau lần xạ trị đầu tiên.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Bạn có thể bị ảnh hưởng đối với trí nhớ tạm thời. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ trở lại bình thường nhưng trong khi xạ điều này có thể làm bạn thấy buồn phiền. Các điều dưỡng và kỹ thuật viên xạ trị sẽ tư vấn cho bạn nếu bạn cần sự giúp đỡ và lời khuyên nếu điều này xảy ra.

Trong quá trình xạ trị, bạn nên gội đầu nhẹ nhàng và nhưng không thường xuyên. Hãy sử dụng dầu gội rất nhẹ (theo khuyến cáo của các nhà trị liệu / bác sĩ xạ trị). Bạn nên tránh tất cả các thiết bị nhiệt như máy sấy tóc, máy duỗi tóc hoặc kẹp uốn.

Kích ứng da

Do các tia của xạ trị tác động vào các tế bào sản xuất sắc tố da nên những lần xạ trị đầu tiên sẽ khiến da bị sẫm màu, phồng rộp, ngứa hoặc bong tróc. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ thuyên giảm ở những lần xạ trị cuối cùng, bệnh nhận cũng có thể tự khắc phục bằng cách sử dụng dầu dừa, lô hội để làm dịu các vùng trên da.

Bệnh nhân nên tránh xa các loại nước hoa, mỹ phẩm các loại, các chất tẩy rửa….

Mệt mỏi

Sau quá trình xạ trị, máu sẽ hạn chế vận chuyển oxy và độc tố có trong xạ trị sẽ làm gan suy giảm chức năng thải độc, làm chậm quá trình trao đổi chất dinh dưỡng. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân nên bổ sung các chất dinh dưỡng, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc truyền máu theo sự chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng trên.

Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường trong quá trình xạ trị

2. Tác dụng phụ muộn (vài tháng đến nhiều năm sau xạ trị)

Đây là những tác dụng phụ muộn rất khó khăn nhất để dự đoán, tùy cơ địa, thể trạng, lối sống của bạn, v.v… Tuy nhiên, Nguy cơ của những điều này là nhỏ và trong khi chúng hiếm khi nghiêm trọng, nhưng chúng có thể kéo dài hạn.

Chúng phụ thuộc vào vùng cơ thể được điều trị và nhiều yếu tố khác, vì vậy phần còn lại của hướng dẫn phần này sẽ chỉ áp dụng cho một số bệnh nhân.

Ảnh hưởng đến phổi và não

Trên phạm vi lớn tại vùng não, ngực và phổi, các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng tuần hoàn não dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung và phổi hạn chế tiết ra chất Surfactant, một chất giúp cho phổi mở rộng đường dẫn khí. Việc giảm lượng Surfactant sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó nuốt và ho khan. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, đi đứng loạng choạng, những triệu chứng này gây khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Ngoài ra chứng xơ hóa phổi và u não cũng là một tác dụng phụ nếu có một vùng lớn ở phổi và não tiếp xúc với phóng xạ.

Suy giảm khả năng sinh sản

Đối với nam, khi xạ trị ở tinh hoàn sẽ làm mất khả năng sinh tinh trùng vĩnh viễn. Còn đối với nữ, nếu cả 2 buồng trứng bị tiếp xúc với xạ trị sẽ làm mất khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng suy giảm khả năng sinh hoạt tình dục, cụ thể xạ trị ở vùng chậu ở nữ giới sẽ làm cho âm đạo bị viêm vài tuần, mất chức năng co giãn có thể sẽ gây chảy máu sau khi quan hệ. Còn với nam giới, có thể làm tổn thương động mạch và dây thần kinh cung cấp cho dương vật dẫn đến hiện tượng khó cương dương.

Ung thư thứ phát

Ở một vài trường hợp, sau khi tiếp xúc với xạ trị được vài năm, ung thư từ một bộ phận cũ di chuyển đến một bộ phận khác trên cơ thể gọi là ung thư thứ phát. Hiện tượng này thường diễn ra đối với bệnh ung thư vú hoặc ung thư phổi.

⇒ Xem thêm: Ung thư phổi và cách tầm soát hiệu quả

⇒ Xem thêm: Những nguy cơ có thể gây ra ung thư vú

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !