Các phương pháp điều trị u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận có thể gây rối loạn quá trình sản xuất một số chất nội tiết (hormone) trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị khỏi bệnh trong nhiều trường hợp u tuyến thượng thận lành tính và ác tính. Trong đó phẫu thuật với sự hỗ trợ Robot là một hướng tiếp cận mới đầy triển vọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và sự an toàn cho người bệnh.

U tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết có chức năng sản xuất ra các hormone quan trọng cho quá trình điều hòa huyết áp, chống stress hay cân bằng nước – điện giải,… của cơ thể. Vị trí của tuyến thượng thận là ở ngay phía trên 2 thận.

U tuyến thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp. Khối u phát triển trong tuyến thượng thận sẽ giải phóng ra các hormone dẫn đến tình trạng cao huyết áp nhiều lần và liên tục. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan khác thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh u tuyến thượng thận có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trong khoảng từ 20 – 50 tuổi. Xét nghiệm u tuyến thượng thận sẽ được chỉ định để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và có phương hướng can thiệp hiệu quả.

Hình ảnh tuyến thận và tuyến thượng thận ở người

U tuyến thượng thận có thể biểu hiện nhiều bệnh cảnh khác nhau:

  • Không có triệu chứng: Người bệnh phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) thấy u tuyến thượng thận.
  • U có chức năng nội tiết, biểu hiện bởi các hội chứng:

– Cao huyết áp.

– Mồ hôi đổ nhiều.

– Tim đập nhanh, khó thở.

– Đau nhức đầu.

– Da mặt xanh xao.

– Run.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn như:

– Sụt cân không rõ lý do.

– Táo bón.

– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng.

U tuyến thượng thận được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị chính cho bệnh u tuyến thượng thận là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trước khi trải qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc huyết áp cụ thể ngăn chặn các hoạt động của hoocmon adrenaline cao để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp gây nguy hiểm trong suốt quá trình giải phẫu.

  • Thuốc trước khi phẫu thuật

Hai loại thuốc dùng trong 7 đến 10 ngày để giảm huyết áp trước khi phẫu thuật. Những loại thuốc này sẽ thay thế hoặc được thêm vào các loại thuốc huyết áp khác mà bệnh nhân đang điều trị:

  • Thuốc chẹn alpha giúp dãn các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp. Thuốc chẹn alpha bao gồm phenoxybenzamine (Dibenzyline), doxazosin (Cardura) và prazosin (minipress). Tác dụng phụ có thể bao gồm nhịp tim bất thường, chóng mặt, mệt mỏi, các vấn đề về thị lực, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới và phù chi.
  • Thước chẹn beta làm giảm nhịp tim và giảm huyết áp bằng cách dãn mạch. Trong thời gian chuẩn bị cho phẫu thuật, một thuốc chẹn beta được thêm vào ngày sau khi bắt đầu thuốc chẹn alpha. Thuốc chẹn beta bao gồm atenolol (Tenormin), metoprolol (Lopressor, Toprol-XL) và propranolol (Inderal, Innopran XL). Các phản ứng phụ có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy, nhịp tim bất thường, khó thở và phù chi.

Chế độ ăn muối phù hợp: Thuốc chẹn Alpha và beta làm dãn các mạch máu, làm cho lưu lượng máu trong mạch thấp. Điều này có thể gây ra nguy hiểm về huyết áp khi đứng. Một chế độ ăn uống muối phù hợp sẽ ngăn ngừa sự giảm huyết áp trong và sau phẫu thuật.

  • Phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, toàn bộ tuyến thượng thận với một khối u tại đó được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi, hoặc xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một vài lỗ nhỏ thông qua đó họ đưa các thiết bị như dụng cụ nội soi vào trong cơ thể,..

Về tuyến thượng thận khỏe mạnh còn lại, thực hiện các chức năng bình thường cho cả 2 tuyến và huyết áp thường trở lại bình thường.

Trong một số trường hợp bất thường, chẳng hạn như một tuyến thượng thận khác đã được loại bỏ trước đó, phẫu thuật chỉ nên loại bỏ đi khối u ở tuyến thượng thận còn lại, nên giữ lại một số mô khỏe mạnh.

Nếu khối u là ung thư (ác tính), hiệu quả của phẫu thuật còn dựa vào loại bỏ các khối u và tất cả các mô ung thư. Tuy nhiên, kể cả khi tất cả các mô ung thư không bị loại bỏ, phẫu thuật có thể hạn chế việc sản xuất hoocmon và kiểm soát được huyết áp.

Phẫu thuật Robot là phương pháp hàng đầu trong điều trị u tuyến thượng thận

Phương pháp phẫu thuật với Robot hỗ trợ trong điều trị u tuyến thượng thận

Phẫu thuật với Robot hỗ trợ là một bước phát triển vượt bậc của ngoại khoa, một hướng tiếp cận mới nhiều triển vọng và là xu hướng phát triển của ngành phẫu thuật. Phẫu thuật với Robot hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với mổ hở và mổ nội soi kinh điển.

Với cấu trúc tinh vi, hiện đại, mô phỏng hoàn hảo hoạt động của tay người, góc phẫu thuật rộng lên đến 540 độ mà không cánh tay con người nào có thể thực hiện được, hình ảnh phóng đại ba chiều có khả năng chẩn đoán và thực hiện phẫu thuật chính xác, ít xâm lấn. Do đó, phẫu thuật với Robot hỗ trợ mang đến hiệu quả điều trị và độ an toàn cao, giảm đau đớn và các biến chứng cho người bệnh, đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh nhanh hồi phục.

⇒ Xem thêm: Công nghệ phẫu thuật bằng Robot tại Nhật Bản

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !