Những phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến hiện nay

Bước chung nhất của tầm soát các bệnh ung thư đó là khám lâm sàng. Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm kiếm hạch bất thường, khối u trên cơ thể và đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa trên cơ sở tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp.

1. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm bụng là một trong những phương pháp  được nhiều bác sĩ áp dụng để chẩn đoán ung thư gan. Phương pháp này được áp dụng phổ biến bởi cho kết quả chính xác cao, từ 68 – 87%. Hiện nay xét nghiệm tầm soát ung thư gan được phát hiện nhiều dựa vào việc chẩn đoán hình ảnh, chính vì vậy siêu âm gan là phương pháp  được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Siêu âm gan rất đơn giản, chi phí không quá đắt đỏ, không gây hại đến cơ thể bệnh nhân và đặc biệt nó có thể chẩn đoán được những khối u lớn hơn 1cm.

⇒ Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư gan

Siêu âm bụng là một trong những phương pháp phổ biến trong tầm soát ung thư gan

2. Sinh thiết gan

Bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết gan để kiểm tra chắc chắn kết quả chẩn đoán ung thư gan.

Có 2 phương pháp sinh thiết là bằng kim nhỏ và kim lõi, tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

3. Chụp cắt lớp phân giải cao và chụp cộng hưởng từ

Đây là một xét nghiệm tầm soát ung thư gan để phát hiện khối u nhỏ cỡ 1cm. Chụp cắt lớp phân giải cao và chụp cộng hưởng từ có cản quang giúp chẩn đoán ung thư gan và giai đoạn khối u; Sinh thiết mô gan giúp phân biệt u lành tính và u ác tính.

Tuy nhiên, nếu các xét nghiệm tầm soát ung thư gan khác không rõ ràng mới cần phải sinh thiết gan;

Chụp cắt lớp phân giải cao giúp chẩn đoán nhiều bệnh về gan

Tầm soát ung thư gan

4. Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng với đường rạch nhỏ ở bụng giúp phát hiện khối u nhỏ, phát hiện tình trạng xơ gan hoặc lấy mẫu mô gan làm sinh thiết.

5. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan

5.1. Chỉ số AFP

AFP là một chất chỉ dấu ung thư gan hiện nay và đã được ứng dụng trong thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư. Thực hiện xét nghiệm AFP với mục đích đo nồng độ protein AFP ở trong máu. Khi kiểm tra nồng độ AFP trong máu, nếu nồng độ này tăng cao trên 500 ng/ml thì nguy cơ cao là người đó mắc bệnh lý về gan, đặc biệt cần chú ý loại trừ nguyên nhân do u. Tuy nhiên khi phát hiện được nồng độ AFP cao thì người bệnh thường ở giai đoạn sau của bệnh ung thư gan.

Thực hiện các xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư gan

5.2. Chỉ số AFP

AFP-L3 là một sản phẩm tiết ra của các tế bào gan ác tính nên định lượng AFP-L3 cho phép phân biệt bệnh lý gan lành tính với ung thư gan nguyên phát. Các tế bào ác tính của gan sản xuất AFP-L3 có xu hướng phát triển nhanh, xâm lấn và di căn trong gan sớm, do vậy sự tăng nồng độ AFP-L3 có thể là một yếu tố tiên lượng tồi trong ung thư gan nguyên phát.

5.3. DCP hay PIVKA II

Là một dạng bất thường được tạo ra bởi sự thiếu vitamin K của prothrombin, một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. DCP có thể được sản xuất bởi các khối u gan và mức độ thường tăng lên khi bị HCC

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !