Mách bạn một số mẹo nhỏ đối phó với một số bệnh thường gặp vào mùa đông

Khí hậu mùa đông thường khắc nghiệt hơn những mùa còn lại trong năm, chính vì thế cơ thể chúng ta thường dễ mắc phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe, như đau họng, cảm cúm, viêm loét dạ dày… Vậy làm sao để có thể nhận biết và phòng tránh những căn bệnh này hiệu quả khi trời trở lạnh

Cảm lạnh

Mùa đông là thời điểm để các vi rút cúm sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, với nhiều người, sức đề kháng thấp khiến họ dễ bị cảm cúm và cảm lạnh hơn những người khác. Rhovovirus, loại vi rut gây ra cảm lạnh ưa thích nhiệt độ lạnh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và phát triển mạnh hơn khi nhiệt độ giảm. Do con người có xu hướng ở trong nhà khi trời lạnh nên vi rút càng dễ lây lan.

Rửa tay, tiêm phòng cúm và củng cố hệ miễn dịch là biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ bị cúm. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Hãy chú ý cắt giảm các sản phẩm làm từ sữa và đường để tăng khả năng chống lại vi rút.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục.

Đau khớp

Với những người bị viêm khớp mỗi khi trời lạnh đều cảm thấy đau đớn hơn nhất là vào mùa đông. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Chỉ có các triệu chứng đau và cứng khớp bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi về thời tiết gây ra các tổn thương ở khớp.

  Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Mùa đồng thường khiến những cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn

Mẹo nhỏ: Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

Tay lạnh

Hiện tượng tay bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Mẹo nhỏ: Đừng hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng) và luôn luôn đeo găng tay, vớ và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

Đau tim

Các chuyên gia nhận thấy tỉ lệ các ca đau tim tăng lên trong mùa đông. Khi nhiệt độ chỉ giảm hai độ cũng gây hẹp mạch máu. Đặc biệt đối với người già, việc điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ cơ thể trở nên khó khăn hơn.

Những cơn đau tim đột ngột trong mùa đông đặc biệt nguy hiểm với người già

Mẹo nhỏ: Giữ ấm căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường.

Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

Hen suyễn

Nhiệt độ giảm có thể gây bệnh thường gặp trong mùa đông, bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, không khí trong nhà cũng là một mối đe dọa đối với sức khỏe. Các chất gây dị ứng thông thường như bụi, nấm mốc, lông thú cưng cũng có thể gây ra hen suyễn. Khi ở trong nhà nhiều, con người sẽ tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây dị ứng.

Mẹo nhỏ: Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng.

Cẩn thận hơn hãy tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình.

Luôn chú ý giữ ấm để tránh bị bệnh suyễn tấn công.

 

Liên hệ tư vấn khám chữa bệnh Nhật Bản

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoai: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !