Giai đoạn ung thư, di truyền học, độ tuổi, phản ứng với thuốc điều trị… ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày.
Tỷ lệ sống sót được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm những người còn sống sau khi mắc bệnh, trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này không cho biết bệnh ung thư có được chữa khỏi hay điều trị đã hoàn tất hay chưa. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng cung cấp cho người bệnh cách thay đổi lối sống, ăn uống… hướng đến mục tiêu thay đổi tích cực kết quả điều trị.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày.
- Loại ung thư: Ung thư dạ dày chia làm nhiều loại, trong đó, ung thư biểu mô tuyến chiếm khoảng 95% các trường hợp và là loại phổ biến nhất. Một số loại ung thư dạ dày không phổ biến khác bao gồm: ung thư không biệt hóa, ung thư biểu mô tuyến gai, ung thư tế bào gai. Mỗi loại ung thư đều có mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau.
- Giai đoạn ung thư: Đây là cách phân loại khối u dựa trên kích thước, vị trí và mức độ di căn đến các cơ quan khác. Giai đoạn ung thư kéo dài từ 1 đến 4. Tương ứng với từng giai đoạn, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Ung thư phát hiện giai đoạn sớm dễ điều trị hơn và khả năng điều trị khỏi cũng cao hơn ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn.
- Cấp độ ung thư: Cấp độ ung thư dạ dày là phép đo mức độ xâm lấn của khối u, dựa trên mức độ bình thường hoặc bất thường của các tế bào dưới kính hiển vi về hình dạng và nhóm của chúng. Mức độ xâm lấn của khối u càng lớn, tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày càng thấp và ngược lại. Mức độ xâm lấn ít, bệnh nhân có tỷ lệ sống cao hơn.
- Di truyền học: Mỗi biện pháp có những ưu điểm khác nhau. Dựa trên các xét nghiệm di truyền của người bệnh, bác sĩ xác định xem biện pháp điều trị nào phù hợp và biện pháp nào không phù hợp. Đôi khi biện pháp điều trị tốt cho bệnh nhân nhưng cơ địa họ không phù hợp dẫn đến kết quả không được như mong muốn.
- Tuổi: Kết quả điều trị có xu hướng tốt hơn đối với những người trẻ tuổi, xấu hơn ở những người lớn tuổi.
- Phản ứng với điều trị: Các xét nghiệm máu, hình ảnh có thể đánh giá mức độ dung nạp điều trị và mức độ hiệu quả của việc điều trị. Sau thời gian điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tỷ lệ giảm, duy trì hoặc loại bỏ khối u ung thư trên mỗi bệnh nhân. Dựa trên những yếu tố này, bác sĩ sẽ cho người bệnh biết rõ hơn về tỷ lệ sống sót của người bệnh.
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ sống sót đối với bệnh ung thư dạ dày có xu hướng cải thiện trong những năm gần đây. Ung thư dạ dày khá phổ biến, triệu chứng điển hình gồm: đầy hơi thường xuyên, ợ nóng, trào ngược axit, sụt cân bất ngờ, ăn mất ngon, buồn nôn dai dẳng, đau bụng, đi ngoài ra máu.
Phòng ngừa ung thư dạ dày bằng cách thường xuyên tầm soát bệnh, cắt giảm thực phẩm hun khói trong các bữa ăn, tránh khói thuốc lá, tập thể dục, theo dõi cân nặng và giảm cân nếu thừa cân, xét nghiệm di truyền…
(Nguồn: VNExpess)
JVHB hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!
LIÊN HỆ TƯ VẤN KHÁM CHỮA BỆNH VÀ DỊCH VỤ Ý KIẾN Y TẾ THỨ HAI TẠI NHẬT BẢN
Công Ty TNHH Cầu Nối Sức Khỏe Việt Nhật (JVHB)
Địa chỉ: – Hà Nội: Tầng 15, Tòa nhà Hàn Việt, Số 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– TP. Hồ Chí Minh: 314 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118
Một số bài viết khác:
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Khám sức khỏe tại Nhật Bản
Hỗ trợ khám từ xa với bệnh viện hàng đầu Nhật Bản
JVHB KẾT NỐI THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ U NÃO
ĐỂ PHÒNG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG CẦN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ NGHỈ LỄ GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/04 VÀ 01/05