Tế bào gốc điều trị khớp gối – Khi cơn đau không còn là nỗi ám ảnh

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.

Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương nhiều. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.

Thoái hóa khớp gối gây ra đau đớn cho bệnh nhân
Thoái hóa khớp gối gây ra đau đớn cho bệnh nhân

Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:

– Tuổi tác của cơ thể: Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm. Sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.

– Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông: Làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng…khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.

– Người thừa cân: Theo một số nghiên cứu, nếu trọng lượng cơ thể tăng 0.45kg thì khớp gối phải chịu thêm 1.5kg (khi đi) và chịu thêm 4.5kg (khi chạy). Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. Theo khảo sát, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Với những người béo phì, chỉ cần giảm 5kg sẽ giảm nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp đến một nửa.

– Không thường xuyên hoạt động thể dục: Khi đó các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch. Nếu tăng sức mạnh cơ có thể giảm đến 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối.

– Vận động gắng sức: Lao động nặng hoặc tập luyện, chơi thể thao ở cường độ cao dẫn đến khớp thoái hóa nhanh.

– Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: Loại thuốc này được áp dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch. Nếu quá lạm dụng corticoid càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

– Hệ miễn dịch phá hủy: Sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể. Thay vì bảo vệ, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.

– Chế độ ăn uống không khoa học: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

– Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới. Do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa là thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.

– Bệnh lý khác: Nhiều bệnh có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Đau nhức dai dẳng: Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng kéo dài xuyên suốt quá trình bị bệnh. Càng ngày, các cơn đau càng nhiều hơn, nhức nhối hơn, dai dẳng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, vận động và tâm lý của người bệnh…

Gối bị biến dạng: Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.

Không thể đi lại bình thườngNgười bị thoái hóa khớp gối không thể đứng thẳng như bình thường, thậm chí đi có thể tập tễnh.

Teo cơ, liệtCác cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững; cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt…

Điều trị thế nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, trong đó có thể kể đến các phương pháp mà người bệnh có thể không cần dùng thuốc như: giảm cân, vận động hợp lý, tập luyện phục hồi chức năng. Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, một số thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm. Phương pháp điều trị bằng can thiệp ngoại khoa như: Điều trị nội soi khớp (rửa khớp, loại bỏ các thành phần ngoại lai trong khớp…); Phẫu thuật thay khớp gối trong những trường hợp nặng, điều trị nội khoa và nội soi khớp không hiệu quả.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc. Ảnh minh họa
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc. Ảnh minh họa

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tại Nhật Bản:

Các bác sĩ sẽ lấy khoảng 50cc mô mỡ ở thắt lưng. Nếu lấy từ mỡ bụng thì cần khoảng 100cc (tương đương 100ml). Sau đó chiết suất ra 3cc tế bào gốc. Tiếp đến, các bác sĩ sẽ lấy 25cc máu và chiết suất ra 3cc huyết tương giàu tiểu cầu. Quá trình lấy mô mỡ và máu có thể không gây đau đớn vì bệnh nhân sẽ được gây tê.

Tế bào gốc được nuôi cấy trong khoảng 3 tuần hoặc nhiều hơn tùy vào độ tuổi của người bệnh. Tuổi càng cao thì thời gian này càng lâu. Sau đó nó sẽ được tiêm vào khớp gối cùng với huyết tương.

Trước khi tiêm, người bệnh sẽ phải phẫu thuật nội soi lấy toàn bộ phần sụn bị thoái hóa ra ngoài. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tạo ra các giá thể quanh khớp. Mục đích là để các tế bào gốc có chỗ bám vào. Đồng thời, cách làm này cũng sẽ giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục. Toàn bộ quá trình sẽ được thực hiện trong khi gây tê nên người bệnh không cảm thấy đau đớn.

Tế bào gốc sau khi được tiêm vào khớp gối sẽ từ từ chuyển hóa thành tế bào sụn khớp. Quá trình phát triển sau đó của mô sụn diễn ra như bình thường. Vai trò của huyết tương là kích thích quá trình tạo mô sụn mới. Đồng thời, nó còn chống viêm khớp và phòng những biến chứng nguy hiểm.

Hiệu quả của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc: 1 lần tiêm tế bào gốc kéo dài từ 3 – 4 năm. Thời gian này có thể dài hoặc ngắn hơn một chút tùy vào độ tuổi của người bệnh. Tuổi càng cao thì hiệu quả càng ngắn. So với phương pháp thay sụn nhân tạo (hiệu quả kéo dài trên 10 năm) thì cách điều trị bằng tế bào gốc ngắn hơn nhưng ít xảy ra biến chứng.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối còn có ưu điểm là ít đau và không để lại sẹo. Đồng thời, nó còn hạn chế được tình trạng phù nề đầu gối. Về tổng thể, chữa bệnh bằng cách dùng tế bào gốc tự thân sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

 

Liên hệ tư vấn khám chữa bệnh và điều trị tế bào gốc tại Nhật Bản

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !