Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong mùa đông

1. Giữ ấm cơ thể

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa đông, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ấm và ẩm ướt.

Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể “tự do” hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn, đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm.

Vì vậy, chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

2. Bổ sung nhiều thực phẩm màu đỏ và thức ăn chứa nhiều sắt cùng canxi

Rau củ và quả màu đỏ hoặc một phần màu đỏ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như cà chua, ớt ngọt hay táo, nho… chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch… Vitamin A, B, C, Kali và chất xơ có trong các loại quả màu đỏ còn làm tinh thần bạn phấn chấn và thư giãn hơn.

Những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, đậu, tảo bẹ, rong biển, tôm… và những thực phẩm chứa nhiều chất sắt như lòng đỏ trứng, đậu nành, hạt mè, nấm … có tác dụng rất tốt trong việc giữ gìn sức khỏe trong mùa đông.

3. Uống thật nhiều nước

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cơ thể cần ít nước hơn trong những tháng mùa đông. Sự thật là dù nhiệt độ cao hay thấp, kể cả bạn không toát mồ hôi và không cảm thấy khát nước, thì cơ thể bạn cũng luôn cần nước. Vì vai trò của nước trong cơ thể không thay đổi trong cả mùa đông và mùa hè: vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm ẩm, làm dịu da và mắt, đảm bảo duy trì huyết áp bình thường.

Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè, cũng như vào mùa đông nước rất cần thiết để đảm bảo giúp cơ thể chống lại cái lạnh.

Nên uống từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi.

4. Duy trì tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày

Vào mùa đông, việc mặc nhiều quần áo và lười vận động do thời tiết lạnh giá vô tình làm cho các cơ quan và hệ thống truyền máu trong cơ thể bị hoạt động trì trệ, càng làm cho cơ thể trở nên lạnh hơn và làm suy giảm sức khỏe. Để ngăn chặn những nguy cơ đó đồng thời mang đến lại một sức khỏe vững vàng vào mùa đông, bạn nên vận động nhẹ nhàng trong vòng nửa tiếng mỗi ngày bằng cách chọn các bài tập như chạy bộ, đi xe đạp hoặc chơi bóng bàn, bowling trong nhà…

Lưu ý, nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện dù bạn không cảm thấy khát. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại khiến máu không thể lưu thông tốt, do đó, bàn tay, bàn chân, mũi và thậm chí tai cũng có thể thấy lạnh.

JVHB hi vọng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe trong mùa đông.

error: Content is protected !