Các yếu tố nguy cơ của ung thư máu

Bệnh ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu xảy ra khi một số tế bào máu phát triển đột biến trong ADN hoặc các thay đổi khác trong tế bào. Điều này khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, xâm lấn tới các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, làm giảm các tế bào máu khỏe mạnh. Khi hồng cầu bị phá hủy thì người bệnh sẽ có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời có thể tử vong trong thời gian ngắn.

1. Bệnh ung thư máu (Bệnh bạch cầu)

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư của các tế bào máu. Có một số loại tế bào máu rộng, bao gồm hồng cầu (hồng cầu), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu. Nói chung, bệnh bạch cầu đề cập đến bệnh ung thư của WBC.

Bạch cầu (WBC) là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút và nấm, cũng như từ các tế bào bất thường và các chất lạ khác. Trong bệnh bạch cầu, các WBC không có chức năng như các WBC bình thường. Họ cũng có thể phân chia quá nhanh và cuối cùng lấn át các tế bào bình thường.

Bạch cầu (WBC) chủ yếu được sản xuất trong tủy xương, nhưng một số loại WBC cũng được tạo ra trong các hạch bạch huyết, lá lách và tuyến ức. Sau khi hình thành, WBC lưu thông khắp cơ thể trong máu và bạch huyết của bạn (chất lỏng lưu thông qua hệ bạch huyết), tập trung ở các hạch bạch huyết và lá lách.

2. Nguyên nhân gây ung thư máu

Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư máu. Gen di truyền và các yếu tố môi trường được cho là nguy cơ chính tạo cơ hội làm bệnh phát triển và bùng phát.

Nhìn chung, bệnh ung thư máu xảy ra đột biến gen ADN ở một vài tế bào máu. ADN là cấu trúc bên trong mỗi tế bào máu có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào. Có một số các thay đổi khác trong tế bào chưa giải thích được cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư máu.

Một số nguyên nhân bất thường nhất định làm các tế bào máu phát triển, phân chia nhanh hơn và có thời gian sống dài hơn các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào ung thư sẽ phát triển lấn át các tế bào lành tại tủy xương, kết quả làm giảm số lượng các tế bào lành, hồng cầu và tiểu cầu làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên nghiên cứu đã làm rõ được 5 yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư máu thường gặp như sau:

Chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu

Điều trị ung thư trước đây, những người đã sử dụng một số loại hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác có nguy cơ mắc một số loại bệnh bạch cầu.

Một số điều kiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị ung thư máu, bao gồm cả bệnh bạch cầu, do đột biến gen di truyền (một sự thay đổi trong gen).

Những điều kiện này được gọi là hội chứng ung thư gia đình hoặc hội chứng ung thư di truyền (di truyền). Hầu hết các hội chứng ung thư gia đình là hiếm. Hội chứng ung thư gia đình có thể dẫn đến bệnh bạch cầu ở cả trẻ em và người lớn: Hội chứng Down, thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom.

Rối loạn di truyền

Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.

Rối loạn di truyền có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh bạch cầu

Hút thuốc

Hút thuốc lá ai cũng biết là nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi và ung thư dạ dày, tuy nhiên ít người biết hút thuốc cũng là nguyên nhân ung thư máu do:

Hút thuốc lá là một nguyên nhân ung thư máu do làm biến đổi ADN tế bào

  • Hóa chất từ khói thuốc, đặc biệt nicotine có thể làm thay đổi cấu trúc AND của tế bào dẫn tới đột biến gây ung thư.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy yếu khi chịu ảnh hưởng bởi các chất độc từ khói thuốc, do đó khi có các tế bào đột biến trong cơ thể thì hệ miễn dịch cũng khó chống chọi lại dẫn tới ung thư.

Trẻ em có cha mẹ hút thuốc có nguy cơ ung thư máu cao. Theo nghiên cứu, trong thai kì, mỗi ngày mẹ hút 5 điếu thuốc sẽ dẫn đến 22% đột biến gen và thời kì cho con bú tỉ lệ này là 74%.

Xạ trị và hóa trị trước đây

Có những trường hợp bệnh nhân sau điều trị hóa trị, xạ trị để điều trị một bệnh ung thư khác, một thời gian sau lại phát hiện mắc ung thư máu. Do vài loại hóa chất trị liệu hay tia xạ cũng gây tác dụng phụ làm đột biến tế bào dẫn tới ung thư máu. Tuy nhiên đây là tác dụng phụ hiếm gặp và không phải loại thuốc hóa trị hay chất phóng xạ trị liệu nào cũng gây ra, bác sĩ sẽ giải thích tác dụng phụ của trên từng trường hợp, vì thế người bệnh không nên lo lắng khi điều trị hóa xạ trị.

Ung thư máu do tiếp xúc nhiều hóa chất

Các hóa chất như benzene, formaldehyde nếu thường xuyên phải tiếp xúc thì nguy cơ ung thư máu càng cao.

Benzene làm thay đổi nhiễm sắc thể dẫn đến đột biến gây ung thư, đã được chứng minh trong các nghiên cứu. Các ngành công nghiệp thường sử dụng hóa chất này là: cao su, xăng, nhà máy lọc dầu và sản xuất giày,…

Formaldehyde hay còn được biết tới với cái tên formol (phooc-môn) là một loại khí không màu, có mùi mạnh đã được nghiên cứu cho thấy những người phơi nhiễm mức độ cao nhất có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn 37%. Chất này được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm gia dụng, chế tạo vật liệu xây dựng, chất kết dính, keo, sơn giấy và ở Việt Nam còn được phát hiện thêm phụ gia trái phép vào phở.

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !