GIẤC NGỦ RỐI LOẠN HƠN VÀO MÙA HÈ?

Nhiều người gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ vào mùa hè do hiện tượng ngày dài đêm ngắn, cơ thể giảm sản sinh các hormone kích thích giấc ngủ.

Theo dữ liệu từ 28.000 người Mỹ trong vòng 500.000 đêm do Sleep Score Labs tổng hợp, vào mùa hè, thời gian đi ngủ kéo dài hơn nhiều. Nguyên nhân có thể là việc nghỉ học, nghỉ làm, các buổi tụ tập với bạn bè và hiện tượng ngày dài hơn đêm.

Trong những ngày hạ chí, cơ thể giảm sản xuất các loại hormone quan trọng giúp tỉnh táo như melatonin. Do mặt trời lặn muộn hơn, ánh sáng mùa hè có thể đánh lừa bộ não rằng đây vẫn là ban ngày. Các tín hiệu ánh sáng thay đổi nhịp sinh học, khiến não bộ trì hoãn việc tiết melatonin cần thiết.

“Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với nhịp sinh học của con người, quyết định thời gian bài tiết melatonin của tuyến tùng. Melatonin về cơ bản là ‘hormone bóng tối’, được tiết ra khi mặt trời lặn để giấc ngủ kéo đến”, Nate Watson, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Giấc ngủ của Sleep Score Labs giải thích.

Theo tiến sĩ Elie Gottlieb, tiếp xúc với nhiều ánh sáng ngoài trời vào mùa hè có thể đánh lừa não bộ, khiến nó mặc định đây vẫn là ban ngày. Điều này có thể làm thay đổi nhịp sinh học, khiến một người ngủ muộn và thức dậy muộn hơn.

Dữ liệu từ Sleep Score Labs cho thấy thời lượng ngủ trung bình của người Mỹ đã giảm 10 phút trong những tháng mùa hè, từ 6 tiếng 12 phút xuống còn 5 tiếng 59 phút.

Dù 10 phút mỗi ngày có vẻ không nhiều, song trong suốt 3 tháng hè, mỗi người đã ngủ ít hơn khoảng một giờ một tuần. “Nhiệt độ ấm lên, cộng thêm các hoạt động ban ngày ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ của mỗi người”, tiến sĩ Watson nhận định.

Chất lượng giấc ngủ vào mùa hè cũng bị ảnh hưởng. Thông thường, các chuyên gia đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng cách so sánh tổng thời gian nằm trên giường và thời gian ngủ thực sự. Nếu khoảng cách giữa hai giai đoạn này càng lớn, chất lượng giấc ngủ càng thấp.

Theo các nhà khoa học, ở một giấc ngủ lý tưởng, thời gian ngủ thực sự chiếm 85% tổng thời gian bắt đầu đặt lưng xuống giường. Đối với người Mỹ, tỷ lệ này giảm từ khoảng 80% vào tháng 11 xuống còn 78% vào ngày hạ chí tháng 6, dao động ở mức 77% vào tháng 7.

Hiện tượng ngày ngắn đêm dài vào mùa hè ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ của người già. Trong các ngày hạ chí, người trên 60 tuổi có thời gian ngủ trung bình giảm nhiều nhất. Mặt khác, người Mỹ trẻ tuổi hơn có thời gian thức dậy buổi sáng muộn nhất. Người trên 60 tuổi ngủ ít hơn người dưới 30 tuổi khoảng gần 40 phút mỗi đêm trong ngày hạ chí.

“Thời lượng và chất lượng giấc ngủ thay đổi mạnh mẽ trong suốt cuộc đời chúng ta. Đây là điều khá bình thường. Khi người cao tuổi gặp tình trạng thay đổi chu kỳ giấc ngủ, họ thường ngủ ít hơn, chia thành nhiều giấc mỗi đêm và tỉnh sớm hơn vào buổi sáng”, tiến sĩ Gottlieb nói.

Có khá nhiều phương pháp để giữ một giấc ngủ sâu và chất lượng vào mùa hè. Đầu tiên, các nhà khoa học đề xuất tuân thủ lịch trình ngủ nhất định, cố gắng hết sức để đi ngủ vào một thời điểm cụ thể trong ngày. Việc giữ phòng ngủ ở mức ánh sáng thấp nhất có thể cũng là cách để kích thích não sản sinh melatonin, khiến giấc ngủ kéo đến dễ dàng hơn. (Theo Sleep)

 (Nguồn: VNExpess)

JVHB hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về rối loạn giấc ngủ.

Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN KHÁM CHỮA BỆNH VÀ DỊCH VỤ Ý KIẾN Y TẾ THỨ HAI TẠI NHẬT BẢN

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Hàn Việt, số 203 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118

error: Content is protected !